5 phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Home Giáo dục 5 phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
5 phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Theo dòng chảy của hiện đại, ngày nay việc giáo dục không còn rập khuôn với những lớp học “đọc – chép”  lý thuyết, nhồi nhét kiến thức một cách khô khan. Thay vào đó, phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực đang là mô hình giáo dục phổ biến hiện nay và dần thay thế phương pháp đào tạo truyền thống. Để hiểu rõ hơn về hình thức dạy học này, ba mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là gì?

Năng lực ở đây được hiểu là khả năng áp dụng kiến thức được học, kỹ năng và thái độ của từng cá nhân. Như vậy, việc giảng dạy tập trung vào phát triển năng lực chính là mô hình giáo dục hiện đại với mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh.

Các chương trình học theo phương pháp này được thiết kế cẩn thận thông qua các hoạt động giảng dạy tích cực và sáng tạo, với sự hướng dẫn và hỗ trợ từ giáo viên. Bằng cách đặt học sinh vào trung tâm, các em có cơ hội khám phá tiềm năng bên trong và thể hiện tính chủ động, tự thúc đẩy và tinh thần sẵn sàng học tập liên tục.

Khác biệt so với phương pháp giảng dạy truyền thống, nơi học sinh chỉ đơn thuần hấp thu kiến thức từ một phía và ghi nhớ lý thuyết, phương pháp phát triển năng lực đòi hỏi khả năng áp dụng những gì các em học được vào thực tế để giải quyết vấn đề. Nhờ điều này, học sinh có khả năng phát triển toàn diện hơn.

Giảng dạy tập trung vào phát triển năng lực chính là mô hình giáo dục hiện đại

Giảng dạy tập trung vào phát triển năng lực chính là mô hình giáo dục hiện đại 

5 Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Hiện tại, tại các trường học, đặc biệt là những tổ chức giáo dục quốc tế đang áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học phát triển năng lực. Dưới đây là một số cách dạy phổ biến mang lại kết quả rõ ràng.

Tổ chức các hoạt động trong quá trình học tập

Trong thời gian học, các thầy cô sẽ sắp xếp nhiều hoạt động khác nhau để kích thích hứng thú học tập của học sinh, đồng thời giúp các em tiếp thu hiệu quả hơn. Giáo viên sẽ có những hoạt động hướng dẫn khởi đầu, sau đó thầy cô sẽ khuyến khích các em tham gia thảo luận nhóm, hợp tác,… nhằm thúc đẩy học sinh tích cực tham gia vào quá trình nghiên cứu và ghi nhớ kiến thức. Những hoạt động này tạo nên môi trường lớp học sôi nổi, giúp tối đa hóa hiệu suất tiếp thu.

Các em trường VAS thường xuyên học nhóm để cùng tìm ra vấn đề

Các em trường VAS thường xuyên học nhóm để cùng tìm ra vấn đề

Dạy học thông qua tương tác và hợp tác

Trong mô hình giáo dục này, học sinh đóng vai trò trung tâm trong quá trình giảng dạy. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn và hỗ trợ khi cần. Vì vậy, sự tương tác song phương giữa người dạy và học sinh trở nên rất quan trọng. Thầy cô liên tục đặt ra câu hỏi và khuyến khích học sinh tham gia phản biện. Thông qua việc này, học sinh trở nên chủ động hơn trong quá trình học tập, phát triển các kỹ năng như giao tiếp, phản biện, tư duy mở, làm việc nhóm và thuyết trình. Thông qua các câu trả lời và ý kiến được trình bày, giáo viên sẽ có cái nhìn rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của học sinh, từ đó tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ trong quá trình học tập.

Tìm hiểu thêm: Danh sách các trường quốc tế đạt chuẩn tại TPHCM

Dạy học theo phương pháp cá nhân hoá

Mỗi em học sinh đều sở hữu những điểm mạnh riêng cùng các sở thích độc đáo. Do đó, mô hình dạy học phát triển năng lực tập trung vào sự cá nhân hóa cho mỗi học sinh. Các bài học được thiết kế đa dạng để phù hợp với trình độ hiểu biết và khả năng nắm bắt kiến thức của mỗi em, qua đó giúp học sinh cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn trong quá trình học. Chính vì thế, các thầy cô giáo cần lập kế hoạch giảng dạy linh hoạt, đồng thời sớm phát hiện những ưu điểm của từng học sinh để tạo cơ hội phát triển tiềm năng riêng cho mỗi em. Cũng nhờ phương pháp dạy học này mà năng lực tiềm ẩn của mỗi em sớm được khai mở và phát triển.

Mô hình dạy học phát triển năng lực tập trung vào sự cá nhân hóa cho mỗi học sinh

Mô hình dạy học phát triển năng lực tập trung vào sự cá nhân hóa cho mỗi học sinh

Khuyến khích tự học

Ngày nay, tự học là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết, khuyến khích phát triển khả năng nghiên cứu, tư duy logic và khả năng tự giải quyết vấn đề của học sinh. Để đạt hiệu suất tốt nhất, giáo viên cần hướng dẫn và hỗ trợ học sinh trong quá trình tự học bằng cách đề xuất hướng đi, định rõ mục tiêu và cung cấp tài liệu cần thiết,… Thông qua cách tiếp cận này, các em học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc và vững chắc, hiểu rõ bản chất vấn đề mà không phải dựa vào quan điểm của người khác.

Học đi đôi với hành

Kiến thức mà không được áp dụng trong thực tế thường sẽ bị quên lãng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Vì thế, các bài học cần có tính ứng dụng cao, giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của kiến thức và kỹ năng mà các em đang học. Điều này thúc đẩy đam mê và tạo hứng thú hơn trong quá trình giảng dạy. Đồng thời, các em học sinh cũng được tạo điều kiện để phát triển một cách toàn diện và thích nghi tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Học cần đi đôi với thực hành để nâng cao giá trị kiến thức

Học cần đi đôi với thực hành để nâng cao giá trị kiến thức

Bài viết trên của đã giải thích về khái niệm của hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đồng thời cung cấp 5 phương pháp phổ biến trong mô hình đào tạo này. Mong rằng, những thông tin được đề cập trong bài đã giúp quý phụ huynh có cái nhìn tổng quan về phương pháp giáo dục tích cực này, từ đó có thể lựa chọn cách học phù hợp cho trẻ. Tại TPHCM, trường quốc tế Việt Úc VAS được đánh giá là một trong số ít trường giáo dục theo hình thức dạy theo phát triển năng lực. Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm nếu đang có kế hoạch tìm cho con một ngôi trường giáo dục đạt chuẩn nhằm giúp các em khám phá tiềm năng bản thân và phát triển toàn diện nhé!

>> Xem thêm: Khám phá chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực tại trường quốc tế Việt Úc VAS