Từ cấp tiểu học, đa số các trường tại Việt Nam đã chính thức công nhận Anh ngữ là bộ môn quan trọng, trừ một số vùng sâu vùng xa không đủ điều kiện, trang thiết bị… phục vụ việc học. Tiếng Anh tiểu học là một giai đoạn không kém phần quan trọng với các em, bởi chưa chắc em nào cũng có dịp tiếp xúc với tiếng Anh trước từ bé, đây vừa là bước nền tảng vừa là bước củng cố cho các em. Thế nên nếu không cẩn thận trong phương pháp học, bước nền tảng này sẽ không vững để các em bước lên các bậc thang cao hơn.
Cho các bé tiếp xúc với tiếng Anh muộn
4,5 tuổi đã là độ tuổi thích hợp cho các bé tiếp xúc với tiếng Anh qua phim ảnh, sách truyện… một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, con chưa nói, đọc, viết tiếng Việt rõ ràng, nếu cho tiếng Anh vào việc học sẽ làm con quên tiếng Việt. Thực chất con chỉ quên tiếng Việt nếu như… cả nhà không nói tiếng Việt. Khi cho con tiếp xúc tiếng Anh ban đầu, bé sẽ chỉ ở mức nhận biết tiếng Anh, phân biệt được tiếng Anh với các tiếng nước khác thôi chứ không hẳn sẽ hoàn toàn bị “lậm”.
Nếu ba mẹ cho trẻ học tiếng Anh quá muộn (sau 15 tuổi) sẽ gián tiếp làm hạn chế khả năng phát âm, tiếp thu ngôn ngữ và từ vựng của trẻ. Càng gây khó khăn cho việc sử dụng ngoại ngữ của trẻ sau này. Thực tế, khi cho con học tiếng Anh ở thời điểm lớp 3,4,5 theo chương trình học của đa số các trường tiểu học, thì cũng hợp lí tuy nhiên lại chưa chắc là thời điểm vàng. Bởi ngôn ngữ tốt nhất nên đến một cách tự nhiên vào thời gian đầu hơn là một môn học. Chưa kể đến thời điểm cuối cấp 1 lại là thời điểm kiến thức tiếp thu ngày một nhiều, nên có thể các bé sẽ bị ngợp nếu như không có nền kiến thức căn bản nhất từ trước về nghe, nói.
Học tiếng Anh không thường xuyên
Như tất cả các môn học khác, tiếng Anh rất cần sự luyện tập thường xuyên. Đặc biệt, đây còn là một môn ngoại ngữ, thứ các em không thể học thuộc lòng, hay chỉ cần áp dụng công thức… Trẻ cần tiếp xúc với tiếng Anh một cách thường xuyên và liên tục. Cũng như tránh ép con học một thời gian, ví dụ trong Hè, rồi cả năm lại không động đến tiếng Anh. Điều này sẽ làm kiến thức tiếng Anh của trẻ nhanh chóng bị rơi rụng.
Hãy cho con xem video, làm bài tập… mỗi ngày một ít, không cần nhiều nhưng vừa đủ để các con nhớ được tiếng Anh là gì và cách nó vận hành ra sao.
Quá đề cao ngữ pháp
Các bài kiểm tra trên lớp thường hay chủ trọng ngữ pháp hơn bởi đây là những điều vừa dạy xong, các thầy cô hay kiểm tra ngay xem các em đã nắm hết chưa. Đa phần việc học tiếng Anh trên trường của trẻ tập trung vào việc nhớ và vận dụng ngữ pháp một cách có hệ thống.
Điều này cũng rất hay tuy nhiên lại thiếu đi sự linh hoạt, mà lại rất khó cho bộ não của trẻ trong việc ghi nhớ hết những ngữ pháp khó nhằn. Bên cạnh đó nó còn gây học lệch, không bao quát được cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho trẻ. Do đó, việc học ngữ pháp nên được xem quan trọng ngang với việc học từ vựng, kĩ năng nói… Đừng cố nhồi nhét ngữ pháp, dễ làm trẻ bị stress.
Không để ý đến chất lượng của giảng viên, giáo viên
Nhiều phụ huynh tin tưởng vào chất lượng giáo viên trên lớp đến mức mỗi khi con mắc sai lầm, hay học không tốt đều nghĩ do con mình. Trẻ em tiểu học thì vẫn còn quá non nớt, cũng như tôn trọng các chuẩn mực đạo đức, hay chưa đủ kinh nghiệm để đánh giá giáo viên, hay góp ý về cách học. Điều này dẫn đến trẻ không chỉ học không tốt tiếng Anh mà còn sinh ra nản chí, mất căn bản…
Thực chất không ít giáo viên tiểu học có cách phát âm không chuẩn do năng lực, hoặc do tâm lí muốn phát âm dễ nghe nhất cho các bé dễ học… mà đâm ra phát âm sai. Các phụ huynh khi tự dạy con cũng không ngoại lệ.Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Cũng như một khi đã sai thì sẽ rất khó sửa, trẻ sẽ lặp lại cái sai ý rất nhiều lần và sẽ rất khó để phát âm đúng chuẩn.
Chính vì vậy, các phụ huynh nên cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với nguồn tiếng Anh chuẩn quốc tế bằng cách mua những bộ tài liệu học tiếng Anh cho trẻ tại nhà.
>>>>Xem thêm: Top các địa chỉ học tiếng anh cho người lớn ở hà nội