Tìm hiểu công nghệ UHT trong chế biến nước dừa và sữa dừa đóng hộp

Home Tin Tức Tìm hiểu công nghệ UHT trong chế biến nước dừa và sữa dừa đóng hộp
Tìm hiểu công nghệ UHT trong chế biến nước dừa và sữa dừa đóng hộp

Sự lên ngôi của các sản phẩm nước dừa và sữa dừa đóng hộp dạo gần đây đang thu hút sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng nội địa và quốc tế. Cùng với sự phát triển đó, công nghệ tiệt trùng hiện đại UHT được ứng dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm này cũng gợi lên hứng thú cho nhiều người.

Sơ lược về công nghệ tiệt trùng UHT

Công nghệ tiệt trùng UHT (Ultra High Temperature) là ứng dụng công nghệ phổ biến được dùng trong ngành chế biến và đóng gói thức uống hoặc thực phẩm dạng lỏng. Khi nhắc đến thực phẩm thì vấn nạn về an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những vấn đề phổ biến và gây đau đầu nhất. Các doanh nghiệp khi đưa các sản phẩm của thương hiệu đến với các đối tác và người tiêu dùng cần đảm bảo tiêu chuẩn thiết yếu nhất là tiêu chuẩn an toàn, vì đây cũng là tiêu chí mà hầu hết người mua hàng quan tâm trước khi xét đến các yếu tố về chất lượng, giá cả hay bao bì sản phẩm.

Đối với các sản phẩm đồ uống dưới dạng bao bì giấy như sữa tươi, nước ép trái cậy, hay nổi bật gần đây là sản phẩm sữa dừa đóng hộp (Coconut milk suppliers) và nước dừa nguyên chất đóng hộp, đa số các nhà sản xuất lựa chọn cho mình công nghệ bảo quản và tiệt trùng này bởi những ưu việt của nó so với các dây chuyền công nghệ cùng chức năng.

Công nghệ tiệt trùng UHT là một trong những phương pháp diệt khuẩn nhanh dưới hình thức biến chất lỏng thành những tấm mỏng dưới tác động của nhiệt độ nhất định. Thời gian thường được cho phép cho công đoạn này chỉ từ 2 giây đến nửa phút, rồi thực phẩm sẽ được chuyển đến giai đoạn làm lạnh. Cũng tùy theo từng thể loại sản phẩm mà thời gian nhiệt tác động được tối ưu hóa khác nhau, ví dụ những sản phẩm sữa thường có thời gian được tác động nhiệt khoảng 135 đến 140 độ C ngắn hơn, dao động từ 2 đến 5 giây, sau đó được đưa đến khâu làm lạnh ở 20 đến 25 độ C. Ngược lại, hoa quả ép là loại sản phẩm chịu tác động dài hơn, khoảng 5 đến 30 giây, nhưng với nhiệt độ thấp hơn vào khoảng 85 độ C.

Thêm vào đó, công nghệ UHT còn nổi bật bởi hệ thống bao bì 6 lớp bảo vệ sản phẩm dưới những tác động từ bên ngoài. Đặc biêt, vỏ hộp có thể được tái chế thành một loạt các sản phẩm có hiệu quả kinh tế và thiết thực, chẳng hạn như túi sách, giấy vệ sinh, các sản phẩm văn phòng phẩm…, hướng tới sản phẩm bảo về môi trường. Cấu trúc được thiết kế đặc biệt với các bao bì giấy tiệt trùng đã từng được công nhận là sản phẩm phát triền bền vững tại Mỹ năm 1996.

Những điểm cộng và điểm trừ cho công nghệ UHT

Xu hướng phát triển của những sản phẩm thực phẩm và thức uống đóng hộp bởi sự tiện lợi và hình dáng nhỏ gọn, đẹp mắt đã và đang dần chiếm đóng thị trường. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thời đại kỹ thuật tiên tiến, nhiều phương pháp công nghệ ngày càng được ra đời để phục vụ nhu cầu của nhà cung cấp, sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm. Đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và thức uống như sữa dừa, nước ép, nước dừa nguyên chất (Organic coconut water suppliers) nói riêng, như đã đề cập tiêu chuẩn an toàn là một trong những tiêu chí hàng đầu, nên việc áp dụng công nghệ thích hợp và hiệu quả càng nên được chú trọng. Phần sau đây là những điểm mạnh cũng như những hạn chế của công nghệ UHT mà các doanh nghiệp sản xuất có thể tham khảo.

Về điểm mạnh của công nghệ UHT

  1. Ưu thế tiết kiệm nhiên liệu hơn 30 % so với công nghệ thanh trùng (công nghệ thanh trùng luôn cần đảm bảo lưu trữ sản phẩm ở nhiệt độ thấp 5 đến 7 độ C)
  2. Bảo quản được lâu hơn mà không cần có sự can thiệp của các chất bảo quản hay chất hóa học khác, và vẫn bảo đảm được an toàn vệ sinh thực phẩm.
  3. Giai đoạn đóng gói nhờ vào công nghệ chiết rót vô trùng, hạn chế sự nhiễm và tác động của các vi khuẩn gây hại trong suốt quá trình lưu trữ và phân phối sản phẩm có ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.
  4. Hệ thống bao bì 6 lớp hạn chế sự ảnh hưởng của ánh sáng, độ ẩm cũng như chất oxy hóa và sự va chạm của ngoại lực trong thời gian vận chuyển và phân phối sản phẩm.
  5. Hạn chế tác động lên môi trường. Quá trình được ước tính có thể giảm thiểu tới 40 % lượng khí thải carbon, ít gây ảnh hưởng lên môi trường trong quá trình sản xuất.

Về những hạn chế của công nghệ UHT

  1. Cần đảm bảo quá trình xử lý và chế biến sản phẩm luôn được diễn ra trong điều kiện khí quyển vô trùng, từ khâu chế biến đến đóng gói sản phẩm.
  2. Cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và xuyên suốt vì khi nhiệt độ quá cao có thể gây lipit bị ôi hóa, biến chất protein và dẫn đến làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
  3. Tùy từng loại sản phẩm mà phải áp dụng phương thức xử lý khác nhau. Ví dụ những sản phẩm ở dạng rắn, hạt to sẽ khiến quá trình truyền nhiệt khi khử trùng không đồng đều ở những bề mặt khác nhau của sản phẩm.

Thông qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng cung cấp thêm thông tin về công nghệ tiệt trùng trực tiếp UHT, một trong những công nghệ được áp dụng phổ biến trong hầu hết các nhà cung cấp và chế biến thực phẩm và thức uống sữa dừa, nước dừa và các nước uống đóng hộp hiện nay. Các doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng về những công nghệ chất lượng và phù hợp với điều kiện nguyên liệu, tài chính của doanh nghiệp để cung cấp những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Leave a Reply

Your email address will not be published.